Kính thưa toàn thể bà con!
Hôm nay được sự nhất trí của lãnh đạo đơn vị và sự quan tâm tạo điều kiện của tổ dân phố, cho phép tôi xin được trao đổi với bà con một số vấn đề liên quan đến công tác phòng ngừa, đấu tranh tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hộ trợ và pháo.
Bản thân tôi rất vinh dự được về đây để truyền đạt một số nội dung về công tác phòng ngừa, đấu tranh tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hộ trợ và pháo. Lời đầu tiên cho phép tôi xin kính gửi tới bà con lời chúc sức khỏe.
Thưa toàn thể bà con
Trong những năm qua, tình trạng sản xuất, buôn bán, vận chuyển và sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và các loại pháo đã gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự, sự phát triển kinh tế xã hội và đời sống của người dân. Vũ khí, công cụ hỗ trợ là phương tiện gây ra hàng trăm vụ án; vật liệu nổ, pháo và thuốc pháo là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều vụ cháy nổ làm thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của người dân, gây thiệt hại lớn về kinh tế, nhiều vụ việc để lại hậu quả rất thương tâm.
Năm 2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo, có hiệu lực thi hành từ ngày 11/01/2021 (thay thế Nghị định số 36/2009/NĐ-CP). Để thực hiện nghiêm túc các quy định của việc quản lý, sử dụng pháo theo Nghị định số 137, trước hết các cơ quan, tổ chức, cá nhân cần phân biệt được các loại pháo để tránh bị nhầm lẫn, dễ dẫn đến vi phạm.
1. Thế nào là VK, VLN, CCHT?
1.1. Vũ khí là gì?
Vũ khí là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất, bao gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.
- Vũ khí quân dụng là vũ khí được chế tạo, sản xuất bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác theo quy định của Luật để thi hành công vụ, bao gồm:
+ Súng cầm tay bao gồm: súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên, súng chống tăng, súng phóng lựu;
+ Vũ khí hạng nhẹ bao gồm: súng đại liên, súng cối, súng ĐKZ, súng máy phòng không, tên lửa chống tăng cá nhân;
+ Vũ khí hạng nặng bao gồm: máy bay chiến đấu, trực thăng vũ trang, xe tăng, xe thiết giáp, tàu chiến, tàu ngầm, pháo mặt đất, pháo phòng không, tên lửa;
+ Bom, mìn, lựu đạn, ngư lôi, thủy lôi; đạn sử dụng cho các loại súng cầm tay, vũ khí hạng nhẹ, vụ khí hạng nặng.
- Súng săn là súng được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, được sử dụng để săn bắn, bao gồm: súng kíp, súng hơi và đạn sử dụng cho các loại súng này.
- Vũ khí thô sơ là vũ khí có cấu tạo, nguyên lý hoạt động đơn giản và được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, bao gồm: dao găm, kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu.
- Vũ khí thể thao là vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, được sử dụng để luyện tập, thi đấu thể thao, bao gồm:
+ Súng trường hơi, súng trường bắn đạn nổ, súng ngắn hơi, súng ngắn bắn đạn nổ, súng thể thao bắn đạn sơn, súng bắn đĩa bay và đạn sử dụng cho các loại súng này;
+ Vũ khí thô sơ dùng để luyện tập, thi đấu thể thao.
- Vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự là vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất tương tự như vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao.
1.2. Vật liệu nổ
Vật liệu nổ là sản phẩm dưới tác động của xung kích thích ban đầu gây ra phản ứng hóa học nhanh, mạnh, tỏa nhiệt, sinh khí, phát sáng, tạo ra tiếng nổ, bao gồm:
- Thuốc nổ là hóa chất hoặc hỗn hợp chất được sản xuất, sử dụng nhằm tạo ra phản ứng nổ dưới tác động của xung kích thích;
- Phụ kiện nổ là kíp nổ, dây nổ, dây cháy chậm, mồi nổ, vật phẩm chứa thuốc nổ có tác dụng tạo xung kích thích ban đầu làm nổ khối thuốc nổ hoặc thiết bị chuyên dùng có chứa thuốc nổ.
1.3. Công cụ hỗ trợ
Công cụ hỗ trợ là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp, bao gồm:
- Súng bắn điện, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, laze, lưới; súng phóng dây mồi; súng bắn đạn nhựa, nổ, cao su, hơi cay, pháo hiệu, hiệu lệnh, đánh dấu và đạn sử dụng cho các loại súng này;
- Phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa;
- Lựu đạn khói, lựu đạn cay, quả nổ;
- Dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại; khóa số tám, bàn chông, dây đinh gai; áo giáp; găng tay điện, găng tay bắt dao; lá chắn, mũ chống đạn; thiết bị áp chế bằng âm thanh;
- Động vật nghiệp vụ là động vật được huấn luyện để sử dụng cho yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;
- Công cụ hỗ trợ có tính năng, tác dụng tương tự là phương tiện được chế tạo, sản xuất không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có tính năng, tác dụng tương tự như công cụ hỗ trợ.
2. Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT
- Cá nhân sở hữu vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, trừ vũ khí thô sơ là hiện vật để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo.
- Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ hoặc chi tiết, cụm chi tiết để lắp ráp vũ khí, công cụ hỗ trợ.
- Mang trái phép vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc vào nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ.
- Lợi dụng, lạm dụng việc sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ được giao.
- Giao vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện theo quy định.
- Trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ hoặc chi tiết, cụm chi tiết để lắp ráp vũ khí, công cụ hỗ trợ; trừ trường hợp trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê vũ khí thô sơ để làm hiện vật trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo.
- Vận chuyển, bảo quản, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường.
- Chiếm đoạt, mua bán, trao đổi, tặng, cho, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, làm giả, sửa chữa, tẩy xóa các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.
- Chiếm đoạt, mua bán, trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố phế liệu, phế phẩm VK, VLN, CCHT.
- Hướng dẫn, huấn luyện, tổ chức huấn luyện trái phép cách thức chế tạo, sản xuất, sửa chữa hoặc sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ dưới mọi hình thức.
- Che giấu, không tố giác, giúp người khác chế tạo, sản xuất, mang, mua bán, sửa chữa, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép hoặc hủy hoại vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.
- Đào bới, tìm kiếm, thu gom trái phép VK, VLN, CCHT; phế liệu, phế phẩm VK, VLN, CCHT.
- Cố ý cung cấp thông tin sai lệch về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ,công cụ hỗ trợ; không báo cáo, báo cáo không kịp thời, che giấu hoặc làm sai lệch thông tin báo cáo về việc mất, thất thoát, tai nạn, sự cố về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.
Mong rằng qua buổi tuyên truyền này sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về những quy định của pháp luật về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Từ đó giúp người dân có ý thức tự giác giao nộp VK, VLN, CCHT, tích cực tham gia trao đổi thông tin, kịp thời phát hiện, tố giác tội phạm có hành vi sản xuất, tàng trữ, sử dụng, mua bán, vận chuyển trái phép VK, VLN, CCHT.
Năm 2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo, có hiệu lực thi hành từ ngày 11/01/2021 (thay thế Nghị định số 36/2009/NĐ-CP). Để thực hiện nghiêm túc các quy định của việc quản lý, sử dụng pháo theo Nghị định số 137, trước hết các cơ quan, tổ chức, cá nhân cần phân biệt được các loại pháo để tránh bị nhầm lẫn, dễ dẫn đến vi phạm.
Khoản 1, Điều 3, Nghị định số 137/2020/NĐ-CP định nghĩa chung về pháo, phân loại pháo. Theo đó các loại pháo được hiểu như sau:
Pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhanh, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo bao gồm pháo nổ và pháo hoa.
Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian.
Pháo hoa nổ là pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nồ và hiệu ứng màu sắc trong không gian.
Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng ăm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.
2. Phân biệt pháo nổ, pháo hoa nổ, pháo hoa
- Về đặc tính:
+ Pháo nổ chứa thuốc pháo nổ, gãy ra tiếng nổ. (Một số loại pháo nổ thường thấy như pháo bi, pháo cối, pháo bảnh, pháo tép, pháo diêm...)
+ Pháo hoa nổ chứa thuốc pháo nổ, thuốc phóng, thuốc pháo hoa, khi sử dụng gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian. (Một sổ loại pháo hoa nố thường thấy như pháo hoa nồ do lực lượng Quân đội bắn vào đêm Giao thừa hàng năm; các loại pháo dàn, hộp 36 hoặc 48 quả mà một sô đôi tượng đôt trái phép gây ra tiếng rít, tiếng no và màu sắc trong không gian trong dịp Tết)
+ Pháo hoa chứa thuốc pháo hoa, khi sử dụng chỉ phát ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng màu sắc trong không gian, pháo hoa không gây tiếng nổ. (Một số loại pháo hoa thường thấy như que, nến, pháo bông khỉ đốt phụt ra các tia sáng đủ màu sắc mà không có tiếng nổ)
- Về quy định về được phép sử dụng và cấm sử dụng:
+ Pháo nổ: Nghiêm cấm nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt.
+ Pháo hoa nổ: Cơ bản cấm như pháo nổ, trừ trường hợp, tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khấu, xuất khấu, cung cấp, vận chuyến, sử dụng theo quy định tại Nghị định này.
+ Pháo hoa: Cho phép cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng theo quy định tại Điều 17 của Nghị định. Tuy nhiên khi sử dụng chỉ được mua tại các tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Như vậy, khác biệt căn bản nhất giữa pháo hoa với pháo nổ, pháo hoa nổ là: Pháo hoa không gây ra tiếng nổ và cho phép người dân được sử dụng trong một số trường hợp đám cưới, tết.....; pháo nổ, pháo hoa nổ gây tiếng nổ và không cho phép người dân tự sử dụng.
Trước đây thì pháo được sử dụng rộng rãi trong các đám cưới, dịp Tết Nguyên đán cổ truyền và những ngày lễ quan trọng khác. Tuy nhiên đến ngày 08/8/1994, Thủ tướng có Chỉ thị 406/CT-TTg “Về việc cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo”. Đến năm 2009, Chính phủ có nghị định 36/CP hiện nay là Nghị định 137/CP “Về quản lý, sử dụng pháo”. Riêng công tác quản lý VK, VLN, CCHT thì năm 2011 UBTVQH có Pháp lệnh số 16 “về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ”. Đến ngày 01/7/2018 có Luật quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT. Vì sao nhà nước ta lại cấm sử dụng pháo và siết chặt công tác quản lý VK, VLN, CCHT vì:
Trước hết về kinh tế: Trước đây nếu nhà nước ta cho đốt pháo thì mỗi năm cả nước thiệt hại về kinh tế tính trên 100 tỉ đồng trong khi đó nước ta còn nghèo, thu nhập bình quân trên đầu người còn thấp, nhiều vùng kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Như Hà Tĩnh, hay là huyện Hương Sơn chúng ta.
Thứ 2: Tác hại của chính tiếng pháo, tiếng mìn ảnh hưởng rất lớn đến hệ thính giác của tất cả mọi người đặc biệt là những người tham gia giao thông, khi nghe tiếng pháo thường bị giật mình dễ gây ra tai nạn hoặc là trẻ em sẽ bị giật mình lúc đang ngủ ngon; vật nuôi sợ hãi “Khiếp như chó khiếp pháo”.....
Thứ 3: Khói pháo chứa một lượng lớn lưu huỳnh đioxit, nito đioxit, các bon đioxit đó là những chất có tính ăn mòn, tính a xít và tính oxy hóa cao. Nếu con người hít nhiều khói này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đường hô hấp như bị ho nhiều, viêm phế quản.
Thứ 4: Tác hại của pháo, mìn, công cụ hỗ trợ ảnh hưởng trực tiếp đến người sử dụng nó. Có thể pháo, mìn khi sử dụng sẽ gây ra tai nạn như mất ngón tay, bàn tay, chân, các bộ phận trên cơ thể con người thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng. Bên cạnh đó việc sử dụng vũ khí như: súng, đao, kiếm, côn, gậy… để thanh toán lẫn nhau, đánh nhau, giết người cũng diễn ra hết sức phức tạp và nguy hiểm.
Ví dụ: ………………………………………………………………………………..
Kính thưa toàn thể bà con
Các hành vi vi phạm về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo sẽ bị xử lý hành chính hoặc hình sự tùy vào mức độ vi phạm. Sau đây là một số hành vi vi phạm bị xử lý theo quy định của pháp luật:
Xử phạt vi phạm hành chính theo nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của thủ tướng chính phủ thay thế nghị định 167/2013/NĐ-CP
Điều 11. Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
c) Vi phạm chế độ bảo quản các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ;
d) Sử dụng hoặc cho trẻ em sử dụng các loại đồ chơi nguy hiểm bị cấm;
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng vũ khí, công cụ hỗ trợ được giao;
b) Chiếm đoạt, trao đổi, mua, bán, cho, tặng, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố, các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo;
c) Làm giả các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo;
d) Che giấu, giúp người khác hoặc không tố giác hành vi chế tạo, sản xuất, mang, mua, bán, sửa chữa, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép hoặc hủy hoại vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo;
đ) Mất giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo;
e) Sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ có giấy phép nhưng không thực hiện đúng quy định của pháp luật;
g) Giao vũ khí, công cụ hỗ trợ cho người không đủ điều kiện sử dụng theo quy định của pháp luật;
h) Phân công người không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để quản lý kho, nơi cất giữ vũ khí, công cụ hỗ trợ;
i) Không bố trí kho, nơi cất giữ vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật;
k) Cố ý cung cấp thông tin sai lệch về quản lý vũ khí, công cụ hỗ trợ; không báo cáo, báo cáo không kịp thời, che giấu hoặc làm sai lệch thông tin báo cáo về việc mất, thất thoát, tai nạn, sự cố về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ và pháo;
l) Không xuất trình, giao nộp giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật;
m) Mang vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không mang theo giấy chứng nhận, giấy phép sử dụng, giấy xác nhận đăng ký;
n) Giao pháo hoa nổ, thuốc pháo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
o) Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trao đổi, cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố vũ khí, công cụ hỗ trợ, pháo hoa nổ, pháo hoa nhập lậu hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;
b) Vận chuyển hoặc tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Không thử nghiệm, kiểm định, đánh giá và đăng ký theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa trước khi được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ tại Việt Nam;
d) Tàng trữ, vận chuyển trái phép các loại phế liệu, phế phẩm vũ khí, công cụ hỗ trợ;
đ) Vận chuyển, tàng trữ trái phép đồ chơi nguy hiểm bị cấm;
e) Bán tiền chất thuốc nổ cho tổ chức, doanh nghiệp khi tổ chức, doanh nghiệp đó chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự, Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, Giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ hoặc chưa có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
g) Làm mất vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ được trang bị;
h) Sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;
i) Sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép;
k) Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ có giấy phép nhưng không thực hiện đúng quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng trái phép vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phụ kiện nổ;
b) Chiếm đoạt vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phụ kiện nổ;
c) Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép các loại vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc các chi tiết, cụm chi tiết để sản xuất, chế tạo vũ khí, công cụ hỗ trợ có tính năng, tác dụng tương tự;
d) Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng, chiếm đoạt súng săn hoặc chi tiết, cụm chi tiết súng săn;
đ) Đào bới, tìm kiếm, thu gom trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;
e) Vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo, thuốc pháo hoặc nguyên liệu, phụ kiện để sản xuất pháo;
g) Làm mất vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao;
h) Cưa, cắt, đục hoặc thực hiện các thao tác khác để tháo bom, mìn, đạn, lựu đạn, quả nổ, ngư lôi, thủy lôi và các loại vũ khí khác trái phép;
i) Hướng dẫn, huấn luyện, tổ chức huấn luyện trái phép cách thức chế tạo, sản xuất, sửa chữa hoặc sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo dưới mọi hình thức.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao;
b) Chiếm đoạt vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao;
c) Mang trái phép vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc mang vào nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ.
6. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, hành vi sản xuất, buôn bán pháo nổ được xử lý, xử phạt theo Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm d và đ khoản 1; các điểm a, b, c, e và g khoản 2; các điểm a, c, d, đ, e, h, i và k khoản 3; các điểm a, b, c, d, đ, e, h và i khoản 4 và khoản 5 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép sử dụng, Giấy xác nhận đăng ký vũ khí, công cụ hỗ trợ từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại điểm e khoản 2 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ, pháo hoa từ 09 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 và các điểm b và k khoản 3 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm b và c khoản 2; các điểm a, b, c, d, đ, e và k khoản 3; các điểm a, c, d, e và i khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều này;
c) Buộc nộp lại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo đối với hành vi quy định tại điểm o khoản 2 Điều này.
2. Xử lý hình sự
Hành vi phạm tội liên quan đến sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép các loại pháo có thể sẽ bị xử lý theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bố sung 2017, cụ thể:
Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm (Điều 190): Người nào sản xuất, buôn bán pháo nổ, pháo hoa nố từ 6 kg trở lên sẽ bị phạt tiền từ 100 triệu đến 03 tỷ hoặc phạt tù từ 01 năm đến 15 năm.
Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm (Điều 191): Người nào tàng trữ, vận chuyển pháo nổ, pháo hoa nó từ 6 kg trở lên sẽ bị phạt tiền từ 50 triệu đến 01 tỷ hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 10 năm.
Tội gây rối trật tự công cộng (Điều 318): Người đốt pháo nổ, pháo hoa nổ trái phép gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội có thể bị phát tiền từ 5 triệu đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ, hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm.
Ngoài ra, nếu buôn bán hoặc vận chuyển pháo trái phép qua biên giới sẽ chịu trách nhiệm về tội buôn lậu (Điều 188) hoặc tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới (Điều 189). Nếu đốt pháo nổ, pháo hoa nổ gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thì người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh khác tương xúng với hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản do hành vi đốt pháo gây ra.
Để công tác quản lý VK, VLN, CCHT, pháo được tốt hơn, đảm bảo ANTT trên địa bàn trong thời gian tới, đề nghị toàn thể bà con thực hiện tốt một số nội dung sau:
1. Có ý thức tuyên truyền cho gia đình, người thân, bạn bè biết không mua bán, tàng trữ, sử dụng VK, VLN, CCHT nhất là pháo trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới.
2. Đối với bản thân tuyệt đối không sử dụng các chất cháy nổ, các đồ chơi nguy hiểm, bạo lực, các loại VK, VLN, CCHT, pháo ở trường học cũng như ở địa phương. Tuyệt đối không tiếp tay cho kẻ xấu trong việc buôn bán, tàng trữ, vận chuyển VK-VLN-CCHT, pháo.
3. Nếu phát hiện với các hành vi vi phạm về mua bán, tàng trữ, sử dụng VK-VLN-CCHT, pháo đề nghị các em báo cáo với Ban giám hiệu nhà trường, với cơ quan Công an để kịp thời ngăn chặn, xử lý.
Trên đây là một số nội dung tôi muốn truyền đạt để toàn thể bà con tổ dân phố … biết về tác hại của việc mua bán, tàng trữ, sử dụng VK, VLN, CCHT, pháo đồng thời phải có biện pháp phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn. Do thời gian có hạn nên bài tuyền truyền của tôi xin được tạm dừng tại đây Trong quá trình truyền đạt có vấn đề gì chưa đầy đủ mong toàn thể bà con thông cảm .
Một lần nữa kính chúc toàn thể bà con sức khỏe, thành công trong cuộc sống. Xin chân thành cảm ơn.